Blog Con Yêu

An tâm làm mẹ!

  • Trang chủ
  • Dạy con đúng cách
  • Sức khỏe cho con
  • Mẹ bầu
  • Sản phẩm tốt
  • Video hay
  • Liên hệ
Bạn đang ở:Trang chủ / Dạy con đúng cách / Bố mẹ có nên phạt trẻ ngồi một mình?

Bố mẹ có nên phạt trẻ ngồi một mình?

11 Tháng Chín, 2020 by Minh Ngọc Để lại bình luận

Các mẹ ơi, mỗi lần tức giận là con mình lại gào thét, khóc lóc, vứt phá đồ đạc thậm chí là đánh, cấu người xung quanh.

Mình đã thử áp dụng phương pháp phạt trẻ ngồi một mình (time-out). Mỗi lần như vậy, chỉ biết “xách” nó ra một góc và phạt ngồi một mình, úp mặt vào tường.

Nhưng đã có khoảng thời gian mình thực sự cảm thấy bất lực vì time-out không còn hiệu quả với đứa con bướng bỉnh của mình nữa. Nhiều mẹ nhắn tin cho mình than vãn rằng: không muốn đánh con, nhưng bảo con ngồi một mình để suy nghĩ thì con lại càng gào khóc lớn hơn, lúc đó thực sự chỉ muốn nổi điên lên.  

Đó là lúc mình nhận ra time-out không phải lúc nào cũng đúng và phù hợp. 

phat-tre-ngoi-mot-minh

Mục lục bài viết

  1. Time-out – phạt trẻ ngồi một mình là gì?
  2. Phạt trẻ ngồi một mình có hiệu quả không?
  3. Tại sao phạt trẻ ngồi một mình không phải lúc nào cũng hiệu quả?
    1. Trẻ có cảm giác bị cô lập
    2. Trẻ cảm thấy bị bỏ rơi
    3. Trẻ mất kỹ năng giải quyết vấn đề
    4. Trẻ buộc phải che đậy cảm xúc

Time-out – phạt trẻ ngồi một mình là gì?

Có nhiều cách hiểu nhưng hiểu đơn giản nhất thì là như thế này! Time-out là việc bố mẹ để con ngồi một mình, để con tự suy nghĩ về những điều con vừa làm. 

Trong khoảng thời gian này, trẻ được yêu cầu giữ im lặng. Sau đó, sẽ được tiếp tục tham gia các hoạt động khác, với điều kiện không lặp lại những sai lầm đó nữa.

Về bản chất, time-out để trẻ giữ bình tình và suy nghĩ về hành động của mình. Đây là phương pháp phạt tích cực được các chuyên gia khuyến khích, thay vì việc sử dụng bạo lực với trẻ.

phat-tre-ngoi-mot-minh

Phạt trẻ ngồi một mình có hiệu quả không?

Theo tìm hiểu của mình, khái niệm time-out xuất hiện khoảng nửa thập kỷ trước, được các chuyên gia áp dụng trong các phương pháp kỷ luật trẻ. Rất nhiều ông bố bà mẹ đã áp dụng và khẳng định: time-out có hiệu quả!

Mình cũng đã từng áp dụng time-out và khá thành công. Nó giúp cả bố mẹ và con có khoảng thời gian riêng để suy nghĩ. Thay vì tức giận, mắng nhiếc và bạo lực. 

Mỗi lần sử dụng time-out mình thường quan sát con rất kỹ. Tuy nhiên,  đến thời điểm hiện tại, mình lại thấy time-out không phải lúc nào cũng hiệu quả.

phat-tre-ngoi-mot-minh

Tại sao phạt trẻ ngồi một mình không phải lúc nào cũng hiệu quả?

Mình khá may mắn khi áp dụng phương pháp time-out. Mỗi khi yêu cầu con ngồi và giữ im lặng, con đều nghe lời. Nhưng mình nhận ra rằng, phạt trẻ ngồi một mình không phải lúc nào cũng hiệu quả. Điều nay dường như làm ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của trẻ.

Trẻ có cảm giác bị cô lập

Khi áp dụng time-out nhiều lần, trẻ sẽ có cảm giác bị cô lập. Mình thấy, sau mỗi lần time-out, con trở lên ngoan hơn, chưa hẳn do trẻ nhận ra lỗi, mà bởi trẻ sợ cảm giác bị cô lập, mong muốn được giao tiếp với mọi người. 

Trẻ cảm thấy bị bỏ rơi

Trẻ con thường mong muốn được kết nối với người khác, đặc biệt với bố mẹ. Mỗi khi trẻ gây ra lỗi và bị phạt ngồi một mình sẽ khiến trẻ trải qua lỗi lầm, sự sợ hãi một mình. Trẻ phải tự mình giải quyết vấn đề. 

phat-tre-ngoi-mot-minh

Con mình đã từng tâm sự rằng con cảm thấy cô đơn sau khi bị phạt ngồi một mình. Mình cảm thấy thực sự sợ hãi khi phải nghe câu nói đó từ một đứa trẻ. 

Trẻ mất kỹ năng giải quyết vấn đề

Mình thì thấy, không phải lúc nào con cũng có thời gian suy nghĩ. Có những điều trong cuộc sống buộc con phải giải quyết tức thì. Vì thế việc phạt trẻ ngồi một mình, phần nào khiến con giảm khả năng giải quyết vấn đề.

Trẻ buộc phải che đậy cảm xúc

Cá nhân mình tôn trọng ý kiến và cảm xúc của con. Mình nhận ra, time-out là khoảng thời gian trẻ phải che đậy, phải “đàn áp”, phải đẩy cảm xúc của mình xuống, chứ không phải là lúc trẻ được nói ra cảm xúc, suy nghĩ của mình. 

phat-tre-ngoi-mot-minh

Mình biết, time-out – phạt trẻ ngồi một mình đang là phương pháp kỷ luật phổ biến. Mình xin phép được nhấn mạnh rằng, mình cũng đã từng áp dụng phương pháp này. Nhưng sau một thời gian thì mình nhận thấy rằng nó cũng có rất nhiều nhược điểm như mình đã trình bày ở trên.

Nếu mẹ nào từng sử dụng phương pháp này thì cùng chia sẻ với mình và các mẹ khác nhé!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

  • Tải ebook miễn phí Dạy trẻ thông minh sớm
  • Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nghiện chơi game?
  • Bảo vệ con yêu với Quy tắc đồ lót (PANTS rules)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on Reddit (Opens in new window)
  • Click to share on Telegram (Opens in new window)
  • Click to share on Skype (Opens in new window)
  • Click to email this to a friend (Opens in new window)

Bài viết cùng chủ đề

Bố mẹ sẽ hối hận vì cãi nhau trước mặt con!
5 cách giúp con trở nên tự tin!
Tại sao nên nói với trẻ nhỏ về giới tính, tình dục?

Thuộc chủ đề:Dạy con đúng cách Tag với:Phạt trẻ

Nói về Minh Ngọc

Mẹ là món quà ngọt ngào nhất mà thượng đế ban tặng cho cuộc đời của mỗi người con.

Bài viết trước « 7 mốc khám thai quan trọng mẹ cần nhớ!
Bài viết sau Nôn trớ ở trẻ có nguy hiểm không? »

Reader Interactions

Bình luận Cancel reply

Sidebar chính

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới nhất qua email.

Bạn cần tìm gì?

  • Bệnh trẻ em
  • Chăm sóc mẹ bầu
  • Phương pháp giáo dục
  • Sản phẩm tốt cho con

Những bài đang được quan tâm

  • Bào tử lợi khuẩn INFA Pro có tốt hay không?
    Bào tử lợi khuẩn INFA Pro có tốt hay không?
  • 5 cách dạy trẻ về sự tôn trọng hiệu quả nhất!
    5 cách dạy trẻ về sự tôn trọng hiệu quả nhất!
  • Bố mẹ có nên phạt trẻ ngồi một mình?
    Bố mẹ có nên phạt trẻ ngồi một mình?
  • Tất tần tật về sữa Glico - Ưu, nhược điểm - Phân biệt sữa Glico thật và giả
    Tất tần tật về sữa Glico - Ưu, nhược điểm - Phân biệt sữa Glico thật và giả
  • Bất dung nạp lactose và dị ứng đạm sữa bò khác nhau như thế nào?
    Bất dung nạp lactose và dị ứng đạm sữa bò khác nhau như thế nào?
  • Hãy dạy trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân
    Hãy dạy trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân
  • BioGaia có tốt không? Mua BioGaia chính hãng ở đâu?
    BioGaia có tốt không? Mua BioGaia chính hãng ở đâu?
  • Men tiêu hóa Green Bio - Hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột
    Men tiêu hóa Green Bio - Hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột
  • 10 thực phẩm tốt cho bé bắt đầu ăn dặm
    10 thực phẩm tốt cho bé bắt đầu ăn dặm

Footer

Bài viết mới

  • Bà bầu ăn ốc được không?
  • Lưu ý khi cho trẻ tập đi
  • Những nguyên tắc an toàn phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết
  • 4 tác hại nguy hiểm của trà xanh đối với bà bầu
  • Những lời chúc Tết Tân Sửu 2021 cực hay và ý nghĩa
  • Bí quyết nấu cháo lươn cho bé ăn dặm cực kỳ thơm ngon, bổ dưỡng
  • Khi nào thì nên cho bé ăn cơm?
  • Có nên cho trẻ ăn gừng không?

Phản hồi gần đây

  • Nuôi dạy con trong Những điều mẹ cần biết về rối loạn tiêu hóa ở trẻ
  • Những điều mẹ cần biết về rối loạn tiêu hóa ở trẻ - Blog Con Yêu trong Men tiêu hóa Green Bio – Hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột
  • Hiểu đúng về miếng dán hạ sốt - Blog Con Yêu trong Mẹo giúp con mọc răng không đau cực hiệu quả
  • Nôn trớ ở trẻ có nguy hiểm không? trong Bật mí phương pháp trị ho cho bé cực đơn giản ngay tại nhà
  • Nôn trớ ở trẻ có nguy hiểm không? trong Cần cảnh giác với bệnh tiêu chảy ở trẻ em trong mùa hè

Chuyên mục

  • Trang chủ
  • Dạy con đúng cách
  • Sức khỏe cho con
  • Mẹ bầu
  • Sản phẩm tốt
  • Video hay
  • Liên hệ

Bạn bè của mình

  • HelloBeYeu.com
  • VoChongNho.com

An tâm làm mẹ!

loading Cancel
Post was not sent - check your email addresses!
Email check failed, please try again
Sorry, your blog cannot share posts by email.