Blog Con Yêu

An tâm làm mẹ!

  • Trang chủ
  • Dạy con đúng cách
  • Sức khỏe cho con
  • Mẹ bầu
  • Sản phẩm tốt
  • Video hay
  • Liên hệ
Bạn đang ở:Trang chủ / Mẹ bầu / Phụ nữ trầm cảm sau sinh – Những điều mẹ bắt buộc cần biết

Phụ nữ trầm cảm sau sinh – Những điều mẹ bắt buộc cần biết

28 Tháng Bảy, 2020 by Huyền Anh Để lại bình luận

Phụ nữ trầm cảm sau sinh đang ngày càng phổ biến và mang lại nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé sau sinh. Căng thẳng khi mang bầu, stress khi chăm con: thức khuya, dậy sớm, áp lực chăm sóc dạy dỗ con cái….

Nhưng nhiều khi chúng ta vẫn chưa thực sự quan tâm, chia sẻ, đồng hành và chú ý tới cảm nhận của phụ nữ sau sinh chưa. Để rồi xảy ra nhiều tình trạng thương tâm như báo chí đã đưa trong suốt thời gian vừa qua.

Nếu chúng ta để ý một chút thôi thì sẽ sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Để sẽ không có những thương tâm và mất mát đau xót đến như vậy nữa.

Blogconyeu.com xin chia sẻ về những dấu hiệu và phương pháp điều trị trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Mời các bạn cùng tham khảo:

Mục lục bài viết

  1. Nguyên nhân phụ nữ trầm cảm sau sinh
    1. Thay đổi về mặt sinh học của phụ nữ sau sinh:
    2. Thay đổi về mặt tâm lý xã hội:
    3. Yếu tố nguy cơ khác:
  2. Dấu hiệu nhận biết ở phụ nữ bị trầm cảm sau sinh
  3. Hậu quả của trầm cảm sau sinh
  4. Cách điều trị
  5. Phòng tránh

Nguyên nhân phụ nữ trầm cảm sau sinh

Thay đổi về mặt sinh học của phụ nữ sau sinh:

  • Trong thời kỳ mang thai, nồng độ cao của các hormone estrogen, progestergon tăng cao và ổn định, sau sinh các hormone này giảm một cách đột ngột.
  • Các hormone tuyến giáp thyroid cũng giảm làm cho phụ nữ sau sinh cảm thấy mệt mỏi, chậm chạp, mất năng lượng.

Những thay đổi của hormone là một phần nguyên nhân gây nên trầm cảm của phụ nữ sau sinh

Thay đổi về mặt tâm lý xã hội:

  • Phụ nữ sau sinh thường cảm thấy áp lực về chăm sóc con, bản thân có chăm con tốt được hay không: cân nặng, chiều cao, nhận thức…của con.
  • Thường xuyên bị mất sức khỏe do thức khuya, mất ngủ do chăm con.

Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ sau sinh đều bị trầm cảm.

Yếu tố nguy cơ khác:

  • Người mẹ có tiền sử trầm cảm
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Gia đình có người bị trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc khác
  • Trong thời kỳ mang thai phải chịu các áp lực, stress khi mang thai, sang chấn, thai kỳ không mong muốn, những vấn đề về kinh tế…

 

Dấu hiệu nhận biết ở phụ nữ bị trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh diễn biến từ mức độ nhẹ đến nặng:

Giai đoạn nhẹ (Hôi chứng trầm buồn sau sinh): Phụ nữ chỉ cảm thấy buồn bã, ủ rũ, thiếu ngủ. Giai đoạn này sẽ nhanh chóng qua đi từ sau 2 ngày đến 2 tuần.

Giai đoạn nặng:

  • Cũng có các triệu chứng như trên nhưng mức độ nặng nề và có thể kéo dài hơn.
  • Đặc biệt là phụ nữ cảm thấy tội lỗi sau sinh, lú lẫn, mất định hướng. Ảo giác hay có các ý tưởng về hành vi hành hạ bản thân và đứa bé.
  • Ở giai đoạn này người mẹ có thể hành hạ bản thân, tự sát hay sát hại đứa bé.
  • Đây là giai đoạn báo động khẩn cấp để đưa người mẹ đến bệnh viện điều trị kịp thời.

Hậu quả của trầm cảm sau sinh

  • Đối với người phụ nữ sẽ bị tổn hại về thể chất, tinh thần, không có sự gắn kết với đứa trẻ,
  • Những đứa trẻ có mẹ bị trầm cảm sau sinh thường hay quấy khóc, chậm tăng cân. Giai đoạn sau chậm phát triển về ngôn ngữ, lớn hơn có thể bị tăng động, trầm cảm và lo âu.
  • Đặc biệt là người chồng cũng có nguy cơ bị trầm cảm sau này.

Hậu quả nặng nề nhất của trầm cảm sau sinh là hành vi làm hại bản thân làm hại đứa trẻ.

Cách điều trị

Để điều trị trầm cảm, cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau: liệu pháp tâm lý, liệu pháp hormon, thuốc chống trầm cảm.

Liệu pháp tâm lý:

  • Tâm lý cá nhân hoặc tâm lý nhóm là một phương pháp điều trị có hiệu quả.
  • Đây là liệu pháp được chọn lựa đầu tiên vì không cần sử dụng đến thuốc, không sợ ảnh hưởng đến trẻ nếu bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.

Liệu pháp hormone:

  • Sử dụng estrogen thay thế đôi khi có hiệu quả đối với trầm cảm sau sinh.
  • Hormone estrogen được sử dụng kết hợp với thuốc chống trầm cảm.

Đối với những trường hợp nặng: cần sử dụng thuốc chống trầm cảm. Nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì cần phải có sự cân nhắc, phải có sự theo dõi sát của bác sĩ chuyên khoa.

Phòng tránh

Phụ nữ sau sinh cần phải nghỉ ngơi đầy đủ:

  • Thường xuyên đi ra ngoài ánh sáng mặt trời, ăn uống đủ chất.
  • Không được kiêng khem dẫn đến thiếu dinh dưỡng.
  • Tự giải tỏa áp lực cho bản thân về vấn đề chăm sóc con.

Ngoài ra, các mẹ có thể tâm sự với một ai đó về những cảm xúc của mình, tìm người giúp đỡ để chăm sóc con, làm việc nhà và những việc vặt để bản thân có thể nghỉ ngơi. Hãy học hỏi kinh nghiệm chăm sóc con cái từ người thân, bạn bè hay sách vở để không áp lực trong việc chăm sóc con…

Trên đây là những tổng hợp của Blogconyeu.com về những dấu hiệu và phương pháp điều trị trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Cảm ơn các bậc cha mẹ đã theo dõi!

Theo VTV News

Có thể bạn sẽ quan tâm:

  • Bà bầu có nên quan hệ không?
  • Mã giảm giá Shopee, Tiki, Lazada…
  • Top 10 thực phẩm mẹ bầu không nên ăn
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on Reddit (Opens in new window)
  • Click to share on Telegram (Opens in new window)
  • Click to share on Skype (Opens in new window)
  • Click to email this to a friend (Opens in new window)

Bài viết cùng chủ đề

Sau sinh mổ cần chú ý điều gì?
Cách ở cữ mùa nắng nóng cho mẹ bầu
“Yêu” thế nào để có thai?
“Yêu” thế nào để có thai?

Thuộc chủ đề:Mẹ bầu Tag với:Mang thai, Sau sinh

Nói về Huyền Anh

Làm mẹ có thể thay thế được bất kỳ ai! Nhưng không có ai có thể thay thế được mẹ!

Bài viết trước « Cách ở cữ mùa nắng nóng cho mẹ bầu
Bài viết sau Bảo quản sữa mẹ không đúng cách gây nguy hiểm cho trẻ »

Reader Interactions

Bình luận Cancel reply

Sidebar chính

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới nhất qua email.

Bạn cần tìm gì?

  • Bệnh trẻ em
  • Chăm sóc mẹ bầu
  • Phương pháp giáo dục
  • Sản phẩm tốt cho con

Những bài đang được quan tâm

  • Bào tử lợi khuẩn INFA Pro có tốt hay không?
    Bào tử lợi khuẩn INFA Pro có tốt hay không?
  • Sốt ở trẻ em: Biểu hiện và phân loại như nào?
    Sốt ở trẻ em: Biểu hiện và phân loại như nào?
  • Bố mẹ làm gì khi con chửi bậy?
    Bố mẹ làm gì khi con chửi bậy?
  • Fevital Blood - Hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu máu do sắt
    Fevital Blood - Hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu máu do sắt
  • Có nên dùng Hohen Green cho trẻ?
    Có nên dùng Hohen Green cho trẻ?
  • Cần cảnh giác với bệnh tiêu chảy ở trẻ em trong mùa hè
    Cần cảnh giác với bệnh tiêu chảy ở trẻ em trong mùa hè
  • Tác hại của việc cho trẻ dùng thiết bị điện tử sớm
    Tác hại của việc cho trẻ dùng thiết bị điện tử sớm
  • Những loại bỉm tốt nhất cho bé yêu nhà mình
    Những loại bỉm tốt nhất cho bé yêu nhà mình
  • Bất dung nạp lactose và dị ứng đạm sữa bò khác nhau như thế nào?
    Bất dung nạp lactose và dị ứng đạm sữa bò khác nhau như thế nào?
  • Hãy dạy trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân
    Hãy dạy trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Footer

Bài viết mới

  • 4 tác hại nguy hiểm của trà xanh đối với bà bầu
  • Những lời chúc Tết Tân Sửu 2021 cực hay và ý nghĩa
  • Bí quyết nấu cháo lươn cho bé ăn dặm cực kỳ thơm ngon, bổ dưỡng
  • Khi nào thì nên cho bé ăn cơm?
  • Có nên cho trẻ ăn gừng không?
  • Cho trẻ bú đêm có an toàn không?
  • 5 địa điểm chơi Noel cực hot
  • Review sách: Vì sao trẻ không nghe lời

Phản hồi gần đây

  • Nuôi dạy con trong Những điều mẹ cần biết về rối loạn tiêu hóa ở trẻ
  • Hiểu đúng về miếng dán hạ sốt - Blog Con Yêu trong Mẹo giúp con mọc răng không đau cực hiệu quả
  • Nôn trớ ở trẻ có nguy hiểm không? trong Bật mí phương pháp trị ho cho bé cực đơn giản ngay tại nhà
  • Nôn trớ ở trẻ có nguy hiểm không? trong Cần cảnh giác với bệnh tiêu chảy ở trẻ em trong mùa hè
  • Infamily.vn - An Tâm Làm Mẹ trong BioGaia có tốt không? Mua BioGaia chính hãng ở đâu?

Chuyên mục

  • Trang chủ
  • Dạy con đúng cách
  • Sức khỏe cho con
  • Mẹ bầu
  • Sản phẩm tốt
  • Video hay
  • Liên hệ

Bạn bè của mình

  • HelloBeYeu.com
  • VoChongNho.com

An tâm làm mẹ!

loading Cancel
Post was not sent - check your email addresses!
Email check failed, please try again
Sorry, your blog cannot share posts by email.