Blog Con Yêu

An tâm làm mẹ!

  • Trang chủ
  • Dạy con đúng cách
  • Sức khỏe cho con
  • Mẹ bầu
  • Sản phẩm tốt
  • Video hay
  • Liên hệ
Bạn đang ở:Trang chủ / Sức khỏe cho con / Sốt ở trẻ em: Biểu hiện và phân loại như nào?

Sốt ở trẻ em: Biểu hiện và phân loại như nào?

7 Tháng Tám, 2020 by Huyền Anh 6 Bình luận

Sốt ở trẻ em là một bệnh rất thường gặp, khiến cho nhiều cha mẹ đau đầu.

Vậy biểu hiện của sốt của trẻ như thế nào?

Làm sao để trẻ biết được đang sốt nặng hay sốt nhẹ để đưa ra phương án điều trị cho phù hợp?

Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Mục lục bài viết

  1. Sốt là gì? Vì sao trẻ sốt?
  2. Sốt ở trẻ em thường có biểu hiện gì?
  3. Sốt ở trẻ em được phân loại như thế nào?
    1. Sốt nhẹ
    2. Sốt vừa
    3. Sốt cao
  4. Chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà
  5. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Sốt là gì? Vì sao trẻ sốt?

Sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ cơ thể trên mức bình thường, thông thường là 38 độ C trở lên khi đo ở trực tràng hoặc 37.5 độ C khi đo ở nách:

  • Đây là phản ứng có lợi của cơ thể nhằm tấn công các tác nhân xâm nhập, gọi là chất gây sốt.
  • Sốt giúp cho cơ thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh nhanh hơn và ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh, thường là virus hoặc vi khuẩn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sốt ở trẻ. Nhưng đa phần là do vi khuẩn và virus.

Sốt ở trẻ em thường có biểu hiện gì?

Sốt ở trẻ có thể biểu hiện sốt rõ ràng hoặc không rõ ràng. Với trẻ càng nhỏ, các biểu hiện càng khó nhận ra. Tuy nhiên, cha mẹ có thể phát hiện con đang sốt khi trẻ có các dấu hiệu sau:

  • Cáu kỉnh
  • Ngủ li bì
  • Ăn kém hơn
  • Quấy khóc nhiều
  • Cảm thấy ấm hoặc nóng
  • Thở nhanh
  • Co giật
  • Bàn tay bàn chân lạnh
  • Da hơi xanh tái
  • …

Sốt ở trẻ em được phân loại như thế nào?

Sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được chia làm 3 mức độ. Mẹ hãy đọc kỹ để có thể đưa ra phương án phù hợp nhất đối với từng trẻ.

Sốt nhẹ

  • Khi đo ở nách trên mức bình thường (> 37 độ C) đến 38 độ C.
  • Nguyên nhân: Thường là do nhiễm vi khuẩn ở mức độ nhẹ hoặc do mọc răng, dị ứng, sau khi tiêm vắc xin (khoảng 37,5 độ C).
  • Do sức đề kháng của bé yếu nên khi thời tiết thay đổi cũng có thể dẫn tới sốt nhẹ.

Sốt vừa

  • Khi đo nhiệt độ nách cơ thể > 38 độ C – 39 độ C.
  • Nguyên nhân: Thường do bé bị nhiễm khuẩn, virus nhưng ở giai đoạn đầu, mới chớm. Ngoài ra, sốt vừa cũng thường gặp ở những bé mắc một số bệnh mãn tính.

Sốt cao

  • Khi đo nhiệt độ ở mức > 39 độ C.
  • Nguyên nhân: Thường gặp ở những bệnh diễn biến cấp tính, hay những bệnh nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn toàn thân (nhiễm khuẩn huyết). Ngay cả khi sốt do virus, vi khuẩn ở giai đoạn cấp (giai đoạn phát triển mạnh của vi khuẩn).
  • Gây nên những tổn thương, rối loạn ở trung khu điều hòa nhiệt cơ thể.

Chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà

Trước khi cho trẻ sử dụng thuốc, mẹ hãy thử giảm nhiệt độ cho bé bằng 1 số cách sau nhé:

  • Chườm khăn ấm: Sử dụng nước ấm để lau da bé, đặc biệt là trán và nách. Có thể biện pháp này sẽ đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên đó.
  • Cho bé uống nhiều nước: Cho bé tăng cường bú mẹ hoặc sữa công thức, vừa giúp bé hạ sốt vừa giúp bé khỏe hơn đó các bạn.
  • Cởi bớt quần áo: Cho bé mặc quần áo nhẹ nhàng và giữ cho môi trường mát mẻ thoải mái.
  • Dùng thuốc hạ sốt: Nếu em bé của bạn vẫn có vẻ không thoải mái, lúc này mẹ hãy cân nhắc dùng thuốc hạ sốt.

Lưu ý: Đừng cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi uống thuốc mà không có sự chấp thuận của bác sĩ và tuân theo các nguyên tắc an toàn quan trọng này bất cứ khi nào bạn cho bé giảm sốt.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Cha mẹ cần đưa con tới khám bác sĩ nếu:

  • Dưới 6 tháng tuổi.
  • Không kiểm soát được nhiệt độ (dù đã cho uống thuốc mà vẫn không hạ sốt).
  • Cha mẹ nghi ngờ trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy (mắt trũng, khóc không nước mắt).
  • Đã được đi khám bác sĩ nhưng tình trạng không cải thiện hoặc xuất hiện các triệu chứng mới.

Cha mẹ vẫn cần theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo như đã đề cập ở trên để nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu cần thiết.

Cảm ơn các bậc cha mẹ đã theo dõi!

Theo THS – Bs Hồ Anh Tuấn

Khoa Truyền Nhiễm – BVNTW

Có thể bạn sẽ quan tâm:

  • 5 cách bảo vệ trẻ trước tâm dịch Covid-19
  • 6 bước rửa tay phòng tránh Corona cho trẻ
  • Cho trẻ ăn gì tăng cường hệ miễn dịch mùa Covid?
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on Reddit (Opens in new window)
  • Click to share on Telegram (Opens in new window)
  • Click to share on Skype (Opens in new window)
  • Click to email this to a friend (Opens in new window)

Bài viết cùng chủ đề

Điều trị khi trẻ bị đau bụng! Những điều mẹ bắt buộc phải biết
Những điều cha mẹ cần biết về bệnh bại não ở trẻ em
Bật mí phương pháp trị ho cho bé cực đơn giản ngay tại nhà

Thuộc chủ đề:Sức khỏe cho con Tag với:Bệnh trẻ em

Nói về Huyền Anh

Làm mẹ có thể thay thế được bất kỳ ai! Nhưng không có ai có thể thay thế được mẹ!

Bài viết trước « Dậy thì sớm ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh
Bài viết sau Sau sinh mổ cần chú ý điều gì? »

Reader Interactions

Bình luận

    Bình luận Cancel reply

  1. Mẹ Bo Bông viết

    7 Tháng Tám, 2020 lúc 4:15 chiều

    Cảm ơn Bác sỹ, thông tin hữu ích lắm ạ

    Trả lời
    • Phạm Anh Quang viết

      14 Tháng Tám, 2020 lúc 11:53 sáng

      Cảm ơn Mẹ Bo Bông ạ!

      Trả lời
  2. Huyền Huyền viết

    7 Tháng Tám, 2020 lúc 4:16 chiều

    Cảm ơn bác sĩ .thông tin hữu ích

    Trả lời
    • Phạm Anh Quang viết

      14 Tháng Tám, 2020 lúc 11:53 sáng

      Cảm ơn mẹ Huyền nhé!

      Trả lời

Sidebar chính

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới nhất qua email.

Bạn cần tìm gì?

  • Bệnh trẻ em
  • Chăm sóc mẹ bầu
  • Phương pháp giáo dục
  • Sản phẩm tốt cho con

Những bài đang được quan tâm

  • Bào tử lợi khuẩn INFA Pro có tốt hay không?
    Bào tử lợi khuẩn INFA Pro có tốt hay không?
  • Tất tần tật về Green Colons - Tại sao nên dùng Green Colons?
    Tất tần tật về Green Colons - Tại sao nên dùng Green Colons?
  • Có nên dùng Hohen Green cho trẻ?
    Có nên dùng Hohen Green cho trẻ?
  • Fevital Blood - Hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu máu do sắt
    Fevital Blood - Hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu máu do sắt
  • Canxi Nano Aqua Green là gì? Tại sao nên dùng Canxi Nano Aqua Green?
    Canxi Nano Aqua Green là gì? Tại sao nên dùng Canxi Nano Aqua Green?
  • Những loại bỉm tốt nhất cho bé yêu nhà mình
    Những loại bỉm tốt nhất cho bé yêu nhà mình
  • BioGaia có tốt không? Mua BioGaia chính hãng ở đâu?
    BioGaia có tốt không? Mua BioGaia chính hãng ở đâu?
  • Men tiêu hóa Green Bio - Hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột
    Men tiêu hóa Green Bio - Hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột
  • Khi nào thì nên cho bé ăn cơm?
    Khi nào thì nên cho bé ăn cơm?

Footer

Bài viết mới

  • Bà bầu ăn ốc được không?
  • Lưu ý khi cho trẻ tập đi
  • Những nguyên tắc an toàn phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết
  • 4 tác hại nguy hiểm của trà xanh đối với bà bầu
  • Những lời chúc Tết Tân Sửu 2021 cực hay và ý nghĩa
  • Bí quyết nấu cháo lươn cho bé ăn dặm cực kỳ thơm ngon, bổ dưỡng
  • Khi nào thì nên cho bé ăn cơm?
  • Có nên cho trẻ ăn gừng không?

Phản hồi gần đây

  • Nuôi dạy con trong Những điều mẹ cần biết về rối loạn tiêu hóa ở trẻ
  • Những điều mẹ cần biết về rối loạn tiêu hóa ở trẻ - Blog Con Yêu trong Men tiêu hóa Green Bio – Hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột
  • Hiểu đúng về miếng dán hạ sốt - Blog Con Yêu trong Mẹo giúp con mọc răng không đau cực hiệu quả
  • Nôn trớ ở trẻ có nguy hiểm không? trong Bật mí phương pháp trị ho cho bé cực đơn giản ngay tại nhà
  • Nôn trớ ở trẻ có nguy hiểm không? trong Cần cảnh giác với bệnh tiêu chảy ở trẻ em trong mùa hè

Chuyên mục

  • Trang chủ
  • Dạy con đúng cách
  • Sức khỏe cho con
  • Mẹ bầu
  • Sản phẩm tốt
  • Video hay
  • Liên hệ

Bạn bè của mình

  • HelloBeYeu.com
  • VoChongNho.com

An tâm làm mẹ!

loading Cancel
Post was not sent - check your email addresses!
Email check failed, please try again
Sorry, your blog cannot share posts by email.